Đóng

5 chỉ số quan trọng liên quan đến sức khỏe tim mạch bạn cần biết

Nếu bạn muốn biết tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân chỉ cần nắm rõ một số chỉ số sức khỏe cơ bản. Những chỉ số sức khỏe này có thể nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe tim mạch của bạn. Qua đó, bạn có thêm động lực thúc đẩy bạn thay đổi lối sống và thói quen chưa lành mạnh để duy trì trái tim luôn khỏe mạnh

Nếu bạn muốn biết tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân chỉ cần nắm rõ một số chỉ số sức khỏe cơ bản. Những chỉ số sức khỏe này có thể nói lên rất nhiều điều về tình trạng sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe tim mạch của bạn. Qua đó, bạn có thêm động lực thúc đẩy bạn thay đổi lối sống và thói quen chưa lành mạnh để duy trì trái tim luôn khỏe mạnh và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến hoạt động của chức năng tim mạch.

Theo bác sĩ chuyên khoa tim mạch, điều quan trọng cần ghi nhớ là tất cả các chỉ số sức khỏe có thể thay đổi liên tục trong ngày, phụ thuộc vào sức khỏe thể chất và tinh thần. Các chỉ số sức khỏe này không đủ thông tin dữ liệu cho bác sĩ xác định một người có vấn đề về sức khỏe tim mạch nhưng góp phần đưa ra chẩn đoán chính xác. Vì vậy, bác sĩ thăm khám cần xem xét dựa vào nhiều yếu tố, mức độ triệu chứng, tần suất thay đổi các chỉ số, kết quả cận lâm sàng… trước khi đưa ra chẩn đoán và hướng dẫn phòng bệnh cụ thể.

Sau đây là 5 yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp bạn chủ động theo dõi hiệu quả các chỉ số liên quan đến sức khỏe tim mạch:

Số bước chân bạn di chuyển mỗi ngày

Di chuyển nhiều hay ít đôi khi không quan trọng bằng bạn có di chuyển hay không. Di chuyển đều đặn có thể cải thiện đáng kể mọi thước đo cho sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các bệnh lý khác.  Đó là lý do tại sao các bác sĩ tim mạch thường khuyên bạn nên tập thể dục vừa sức mỗi ngày, đi dạo bộ cũng cải thiện sức khỏe tim mạch tốt hơn. Bạn không cần phải gây áp lực cho cơ thể bằng cách đi thật nhiều ngay khi bắt đầu mà hãy bắt đầu với những khoảng ngắn, tăng dần bước chân và thời gian di chuyển. Bạn có thể đặt mục tiêu ban đầu khoảng 500 bước đến 1000 bước, tăng dần lên 2000 bước rồi 5000 bước, tiếp tục 10.000 bước mỗi ngày. Tương tự nếu mục tiêu là thời gian, bạn đặt mục tiêu di chuyển lúc đầu là 10 phút, tăng dần lên 20 phút rồi 30 phút, tiếp tục tăng lên 60 phút mỗi ngày. Hãy thực hiện đều đặn mỗi ngày.

Chỉ số huyết áp của bạn

Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp thường không có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu cảnh báo nào. Tuy nhiên, huyết áp vẫn có thể gây tổn thương mạch máu trong cơ thể. Huyết áp chỉ có thể phát hiện bằng cách đo huyết áp. Chỉ số huyết áp khỏe mạnh trong giới bình thường là 120/80 mmHg, chỉ số huyết áp phổ biến ở nhiều người dưới 140/90 mmHg. Tuy nhiên, chỉ số huyết áp thường xuyên đo được cao hơn 140/90 mmHg, bạn đang có vấn đề về huyết áp. Điều này có nghĩa động mạch không phản ứng phù hợp với lực đẩy của dòng máu vào lòng động mạch là huyết áp, dẫn đến huyết áp tăng cao, nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau tim hoặc nhồi máu cơ tim.

Chỉ số HDL cholesterol của bạn 

Cholesterol là chất béo có trong máu và có trong tất cả tế bào của cơ thể. Cholesterol nắm giữ vai trò quan trọng giúp tạo màng tế bào và tham gia nhiều phản ứng sinh hóa của cơ thể. Nồng độ cholesterol HDL là lipoprotein mật độ cao, là 1 trong 4 thước đo lượng chất béo có trong máu cùng với cholesterol toàn phần, cholesterol LDL và Triglyceride. Khi các chỉ số cholesterol tăng cao là dấu hiệu cảnh báo lòng động mạch đang bị thu hẹp, có thể gây gián đoạn dòng chảy của máu đến tim và các cơ quan trong cơ thể. Đây là yếu tố chẩn đoán các vấn đề liên quan đến tim mạch. Mục tiêu cholesterol HDL thấp hơn 130 mg/dL, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên duy trì chỉ số cholesterol HDL thấp hơn 70 – 100 mg/dL.

Chỉ số đường huyết của bạn

Đường trong máu hay glucose trong máu là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể, cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và não bộ. Nồng độ đường trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Thực tế, bệnh tiểu đường típ 1 và típ 2 là yếu tố nguy cơ tác động mạnh mẽ tới chức năng tim mạch, làm suy yếu mạch máu, gây tổn thương nghiêm trọng tới các mạch máu lớn và nhỏ, gây tổn thương thành động mạch cản trở sự lưu lượng máu từ tim đến các cơ quan khác của cơ thể. Người được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường cần theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày, tuân thủ điều trị của bác sĩ và tái khám theo định kỳ. Mục tiêu duy trì đường huyết lúc đói khoảng 70 mg/dl đến dưới 130 mg/dl (tương ứng với 4,0 – 7,2 mmol/ l), đường huyết sau ăn khoảng 2 tiếng từ 130 mg/dl đến 180 mg/dl.

Thời lượng giấc ngủ mỗi đêm

Mặc dù không có câu trả lời đúng cho tất cả mọi người ở mọi độ tuổi vì thời lượng giấc ngủ phù hợp có sự khác nhau theo từng độ tuổi. Một giấc ngủ ngon mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạnh, cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Theo khuyến cáo, một người trưởng thành cần ngủ đủ khoảng từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm. Mọi người thường có xu hướng thức khuya vào các ngày trong tuần, ngủ nhiều hơn vào những ngày cuối tuần. Điều này không có lợi cho sức khỏe, thậm chí còn gây ra tác dụng phụ khiến cơ thể uể oải và mệt mỏi kéo dài. Chu kỳ ngủ thức được quy định bởi một đồng hồ sinh học trong não bộ. Thiết lập thói quen ngủ lành mạnh, đi ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong các ngày kể cả cuối tuần, không chỉ giúp cơ thể thải độc, phục hồi năng lượng mà còn thúc đẩy trái tim và não bộ hoạt động hiệu quả và năng suất hơn.

 

Bệnh viện An Sinh

(*) Thông tin tham khảo không thay thế việc thăm khám và tư vấn bác sĩ

Bệnh viện An Sinh đã triển khai Bệnh án điện tử ngoại trú (EMR) một trong những nỗ lực nâng tầm chất lượng dịch vụ và phục vụ, mang đến trải nghiệm tiện ích công nghệ khi đi khám bệnh với ưu điểm tiết kiệm thời gian và chi phí khám chữa bệnh. Tất cả dữ liệu kết quả khám sức khỏe, các xét nghiệm và hình ảnh chẩn đoán lưu trữ lâu dài trên hệ thống PACS được kết nối với bệnh án điện tử. Bạn chủ động quản lý thông tin sức khỏe, thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh kết quả với lần thăm khám tiếp theo để có hướng cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể tốt hơn